Giới thiệu về lụa Hương Vân Sa


LỤA HƯƠNG VÂN SA LÀ GÌ?

Lụa Hương Vân Sa hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như Lụa Hương Vân, Lụa đen Quảng Đông, Lụa trà, Lụa bùn … là dòng lụa quý giá đến từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc. Cái tên “Hương Vân Sa” ám chỉ chất lụa khi mặc lên có cảm giác được bồng bềnh như làn mây. Có một vài cách dịch nghĩa khác còn cho rằng cái tên bắt nguồn từ việc quần áo làm từ lụa Hương Vân sẽ tạo nên những thanh âm mềm mại như mây mỗi khi cử động.

Lụa Hương Vân Sa được mệnh danh là “vàng mềm” nhờ vào chất vải cao cấp cũng như quy trình chế tác vô cùng công phu. Lụa Hương Vân là một trong những loại lụa duy nhất được nhuộm gần như hoàn toàn bằng các chất nhuộm tự nhiên. Dòng lụa này chỉ được làm với số lượng cực ít qua mỗi mùa vì chất lượng vải sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng, chính vì vậy Lụa Hương Vân Sa có giá trị vô cùng cao.

Vào tháng 6 năm 2008, Ý nghĩa văn hóa của nó đã được công nhận trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc bởi UNESCO. Ngày 6/7/2011, Cơ quan Kiểm định Chất lượng Quốc gia đã phê duyệt triển khai biện pháp bảo vệ sản phẩm đối với sợi tơ Hương Vân.


LỊCH SỬ CỦA LỤA HƯƠNG VÂN SA

1. Hương Vân Sa có từ thời nào?

Theo ghi chép cho rằng, kỹ thuật dùng để làm ra Lụa Hương Vân Sa sử dụng những loại thực vật tự nhiên để nhuộm màu đã được 2500 năm tuổi. Tất cả bắt nguồn từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, ghi chép gần nhất về loại lụa này có niên đại từ thời nhà Minh vào thế kỷ thứ năm, truyền thống làm Lụa Hương Vân Sa đã được duy trì ở khu vực có đồng bằng sông cận nhiệt đới mang theo bùn giàu chất sắt để liên kết với lụa.

2. Hương Vân Sa xuyên suốt quá trình lịch sử

Hiện vật cổ nhất về Lụa Hương Vân Sa cho tới thời điểm hiện tại có niên đại vào cuối thời nhà Thanh, vào khoảng những năm 1906 trước khi triều đại nhà Thanh kết thúc vào năm 1911. Tổng hiện vật bao gồm 15 bộ trang phục (11 bộ áo dài, 1 bộ váy và 3 bộ quần áo) và 2 cuộn vải đang được cất giữ và nghiên cứu tại Học viện Nghệ thuật Honolulu.

Trong suốt quá trình lịch sử, có rất nhiều người đã truyền bá ảnh hưởng của Lụa Hương Vân Sa tới công chúng. Hai trong những ví dụ tiêu biểu có thể kể đến nhà văn Trương Ái Linh (Thượng Hải, Trung Quốc) với những tác phẩm nổi tiếng như Sắc, Giới (Lust, Caution) và Tình yêu khuynh thành (Love in a Fallen City); bà Tống Khánh Linh – phu nhân của Tổng Thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc Tôn Trung Sơn. Hai bà đều là những người đam mê lụa Hương Vân và cho rằng Lụa Hương Vân Sa là đại diện cho hình ảnh của một người phụ nữ quý phái và tinh tế. Nhà văn Trương Ái Linh còn từng nhắc đến Hương Vân Sa trong tác phẩm Câu chuyện ổ khoá vàng (The story of the Golden Lock) như sau: “Qiqiao mặc một chiếc áo trắng tựa hương mây và một chiếc váy đen, nhưng khuôn mặt của cô ấy dường như được tô hồng, từ quầng mắt đỏ cho đến gò má quyến rũ”.

Lụa Hương Vân còn từng được tìm thấy trong tủ quần áo của Toy Lee Goon – người phụ nữ rất có ảnh hưởng tại Maine, Mỹ khi vào năm 1952, bà được vinh danh là “Người mẹ của năm” tại đó. Các món đồ làm từ Lụa Hương Vân của bà Toy Lee Goon vẫn được các nhà sưu tầm và nghiên cứu giữ lại cho tới ngày nay.

Hương Vân Sa xuất hiện trong rất nhiều bức ảnh cũ của thập niên 60, 70, hay trong bộ sưu tập ảnh Minh hoạ về Trung Quốc và nhân dân (Illustrations of China and Its People) của thế kỷ 19, do John Thomson chụp khi ông đi từ Nam Trung Quốc ra Bắc Trung Quốc. Vì vải trở nên rất mát dù ở dưới trời nóng và không thấm nước nên những người phụ nữ trên thuyền Tanka ở Hồng Kông đã từng mặc nó khi đang chèo thuyền. Các diễn viên kinh kịch địa phương cũng ứng dụng những đường cắt may tinh tế của Trung Quốc vào Hương Vân Sa để tăng thêm nét phương Đông khi các nhạc sĩ bắt đầu chơi nhạc cụ Cổ điển Trung Quốc. Vải Hương Vân Sa cũng từng được những quản gia của những gia đình giàu có chọn mặc vào những năm 60 vì sự mát mẻ, dễ vệ sinh và đẹp tự nhiên của nó.

“Photograph of Writer Eileen Chang, 1954”
“Photograph of Madame Soong Ching-ling”

CHẾ TÁC LỤA HƯƠNG VÂN SA

Quy trình chế tác Lụa Hương Vân Sa rất phức tạp và công phu, yêu cầu nhiều bước cùng với số lượng nhân lực lớn. Không chỉ vậy, chất lượng vải tạo thành sẽ còn phụ thuộc rất lớn vào vị trí địa lý nơi sản xuất ra Lụa Hương Vân Sa do trong quá trình nhuộm, màu lụa sẽ biến đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết nắng mưa và khoáng chất trong đất tại đó. Vải Hương Vân Sa chỉ được sản xuất ở 2 nơi là huyện Phiên Ngu và Thuận Đức tại Châu Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, nơi thổ nhưỡng là phù hợp nhất. Lụa được làm ở những nơi khác không thể nào có được chất lượng vải giống như lụa được làm ở Quảng Đông.

Bùn đất đóng vai trò cốt yếu trong quá trình làm nên lụa Hương Vân do hàm lượng khoáng và chất trong bùn sẽ ảnh hưởng đến màu nhuộm. Ngoài ra, người ta còn sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên như củ Ju-Liang (Củ nâu) vốn có vỏ màu đen, ruột màu đỏ và rất nhiều nước củ. Loại củ này cũng được sử dụng để nhuộm rất nhiều món đồ khác như da giày.

img class=”size-large wp-image-16740 aligncenter” src=”https://titalife.vn/wp-content/uploads/2024/06/Picture3.png” alt=”” width=”460″ height=”306″ />

 

 

 

 

Yếu tố nhiệt độ và độ ẩm vào mùa hè là rất cần thiết để tạo ra được thớ vải Hương Vân Sa chất lượng. Quá trình thường chỉ được diễn ra từ tháng 4 cho tới tháng 11, trong điều kiện thời tiết thích hợp nhất cho nên sản lượng lụa được làm ra là vô cùng hạn chế. Người nông dân cần phải chọn những ngày nắng vừa đủ mạnh và những ngày tiếp theo không được mưa. Nếu nắng quá gay gắt, sợi vải sẽ bị giòn và hỏng. Gió cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới quá trình làm vải vì Hương Vân Sa sẽ không thể khô nếu gió chủ yếu tới phía Bắc hay trời quá ẩm, vốn là điều dễ thấy ở những vùng phía Nam Trung Quốc. Chính vì vậy, người nông dân chỉ có khoảng 100 ngày thích hợp trong năm để làm ra được Hương Vân Sa, điều này cũng giống như đang chạy đua với mặt trời vậy.

Hiện nay, việc làm ra được loại lụa Hương Vân này càng trở nên khó khăn hơn vì biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến tập tục văn hóa này. Có hai lý do chính: sự thay đổi hàm lượng sắt trong sông do ô nhiễm và sự thay đổi của mùa màng khiến các nghệ nhân khó lập kế hoạch và ứng phó kịp thời với điều kiện thời tiết.


ĐẶC ĐIỂM LỤA HƯƠNG VÂN SA

1. General Characteristics:

Về tổng quan: Hương Vân Sa có khả năng chống cháy và chống nước. Lụa Hương Vân mềm, nhẹ và rất đứng dáng. Dòng vải này đặc biệt thích hợp để mặc vào mùa hè hoặc đầu thu vì nó mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu và cực nhẹ nhàng. Vải Hương Vân Sa không cần giặt thường xuyên (giặt hạn chế do tính chất không thấm nước). Lúc đầu, vải có thể sẽ hơi cứng. Tuy nhiên, sau một thời gian mặc và giặt, vải sẽ mềm ra và ôm dáng rất tốt. Ngoài ra, vải Hương Vân Sa còn có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa nên dịu nhẹ với da.

Về màu sắc: Vải thành phẩm sẽ có hai tông màu. Một mặt vải sẽ thường có màu đen bóng trong khi mặt còn lại có màu. Trên bề mặt vải sẽ xuất hiện những hiệu ứng như vết đất, làm tăng thêm vẻ đẹp và sự đặc biệt của lụa Hương Vân Sa.

Về chất vải: Khi được kiểm tra bằng kính hiển vi, Hương Vân Sa là vải dệt theo kiểu Leno-Weave, là kiểu dệt trong đó hai sợi dọc được dệt xung quanh các sợi ngang để tạo ra loại vải bền nhưng trong suốt. Sợi dọc tiêu chuẩn được ghép với sợi khung hoặc sợi ‘đôi’; Những sợi dọc xoắn này bám chặt vào sợi ngang tạo nên độ bền của vải. Các nghiên cứu cũng cho thấy kết cấu vải được thiết kế phù hợp cho khí hậu ấm áp và ẩm ướt.

Về giá trị: Các tài liệu cũng cho rằng từ xa xưa, Hương Vân Sa vẫn luôn là loại vải đắt tiền bậc nhất. Vào thời nhà Minh (1368 – 1644), một cuộn vải Hương Vân có giá khoảng 12 đồng bạc Trung Quốc (ngang giá tiền của 43g vàng).

2. Care and Preservation:

Hương Vân Sa tương đối dễ chăm sóc. Để bảo quản, tốt nhất nên giặt tay bằng nước lạnh với xà phòng nhẹ. Tuyệt đối không chà xát, vắt hoặc xoắn vải vì có thể làm hỏng lớp hoàn thiện. Sau đó, ta nên cuộn quần áo đã giặt vào khăn để loại bỏ nước thừa và phơi khô. Cuối cùng, nên bảo quản quần áo ở dạng treo thay vì gấp lại để tránh bị nhăn vĩnh viễn.

ADD A COMMENTS

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Select your currency
VND Đồng Việt Nam